Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kéo theo sự thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời, thúc đẩy tiềm năng của digital marketing. Xây dựng chiến lược digital marketing đang là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp. Và trong bài viết này, Zdigi Branding & Marketing đem đến cho bạn các bước xây dựng chiến lược digital marketing. 

Chiến lược Digital Marketing là gì?

Chiến lược Digital Marketing là chuỗi hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền tải thông tin dịch vụ, sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến. 

chiến lược digital marketing đang là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp
Chiến lược digital marketing – mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Digital Marketing?

Chiến thuật chạy quảng cáo hay SEO thì cũng chỉ được một thời gian vì chạy quảng cáo, CPC chỉ có thể thấp tới một mức nào đó còn SEO thì traffic không thể tăng mãi được.

Nếu không có mục tiêu chiến lược cụ thể, rõ ràng, doanh nghiệp rất dễ mất phương hướng. Cho dù các từ khóa đều thăng hạng, CPC thấp hơn 10%, Fanpage Facebook tăng thêm vài trăm lượt like thì cũng không chắc chắn số lượng sản phẩm bán ra thị trường của doanh nghiệp tăng lên.

Những lý do trên yêu cầu doanh nghiệp vạch ra định hướng, chiến lược hợp lý để hạn chế rủi ro và đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing

Bước 1: Phân tích tình hình doanh nghiệp, đối thủ và khách hàng

Để có một chiến lược digital marketing thành công thì doanh nghiệp cần “biết người – biết ta”. Tức là, doanh nghiệp phải nhìn nhận, đánh giá tiềm lực sẵn có. Sau đó, dành thời gian nghiên cứu thị trường, tìm hiểu điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ.

Ngoài ra, việc xác định và đánh giá khách hàng mục tiêu cũng quyết định khả năng thành bại của chiến lược. Hiểu rõ khách hàng sẽ vạch ra chiến lược nội dung bám sát nhu cầu, đặc trưng của nhóm đối tượng đó.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Bước tiếp theo của xây dựng chiến lược digital marketing là xác định mục tiêu. Muốn kiểm nghiệm mục tiêu đề ra có hiệu quả hay không, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SMART:

Mô hình SMART
  • S – Specific: Mục tiêu cụ thể, chi tiết và dễ hiểu
  • M – Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được
  • A – Actionable: Mục tiêu có khả năng thực hiện trong thực tế
  • R – Relevant: Mục tiêu có tính liên quan
  • T – Time-Bound: Xác định rõ ràng thời hạn thực hiện mục tiêu

Bước 3: Xác định các công cụ Digital

Sau khi xác định mục tiêu của chiến lược, doanh nghiệp cần tìm hiểu các công cụ phù hợp với chiến lược. Ví dụ: sử dụng SEO Website để tăng khả năng hiển thị của Website; Email Marketing để chăm sóc khách hàng cũ – kết nối khách hàng mới; quảng cáo YouTube, Facebook để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng,…

SEO Website để tăng khả năng hiển thị của Website

Bước 4: Lập kế hoạch truyền thông

Hình thức và nội dung là những giá trị cốt lõi của chiến lược digital marketing. Vì vậy, doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung phù hợp nhằm mang lại những thông điệp ý nghĩa cho cộng đồng, gắn kết doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu.

Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung phù hợp

Với lý do trên, doanh nghiệp hãy đưa ra chiến lược lược nội dung đảm bảo các yếu tố sau: chủ đề, hình ảnh, mục tiêu, định dạng, công cụ quảng cáo, mức độ ưu tiên, lý do sử dụng. Tiếp đó, cần phân loại các kênh digital marketing thành kênh truyền thông sở hữu, truyền thông kiếm được và truyền thông trả tiền.

Bước 5: Phối hợp tất cả với nhau

Cuối cùng, kết hợp các yếu tố trên để tạo thành một chiến lược digital marketing chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng  giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu một cách thuận lợi, nhất quán.

Những đặc điểm đảm bảo tính thành công  của chiến lược Digital Marketing

Những đặc điểm sau giúp doanh nghiệp xác định chiến lược digital marketing của doanh nghiệp hiệu quả:

  • Nguồn kiến thức dồi dào: Muốn có chiến lược digital marketing tốt thì những người xây dựng chiến lược phải thường xuyên trau dồi bằng các loại sách tham khảo, tài liệu.
Trau dồi bằng các loại sách tham khảo, tài liệu
  • Mục tiêu cụ thể, rõ ràng: Có thể xác định mục tiêu rõ ràng từ ban đầu thì sẽ có định hướng và khả năng cao chiến lược sẽ thành công.
  • Ảnh hưởng sâu rộng: Nếu chiến lược của doanh nghiệp không có độ phủ sóng, không tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì chiến lược đó thất bại.
  • Khó thay đổi: Chiến lược digital marketing hiệu quả là khi khó bị tác động bởi những yếu tố gây nhiễu.
  • Chiến thuật bài bản: Hãy dựa vào mục tiêu để lên chiến thuật phục vụ từng kênh
  • Yếu tố và chỉ số: Doanh nghiệp cần tạo được mối liên hệ giữa mục tiêu cuối cùng và sự thành công của từng chiến thuật nếu muốn một chiến lược hoàn hảo.

Phần kết: 

Trên đây là một số kiến thức tổng quan về các bước xây dựng chiến lược digital marketing. Phụ thuộc vào đặc điểm thương hiệu và đặc thù ngành hàng mà doanh nghiệp sẽ xây dựng một chiến lược phù hợp nhất. Và hoàn thành các bước xây dựng chiến lược digital marketing mới là những bước căn bản ban đầu, khó khăn nhất vẫn là thực hiện sau đó.

Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn ngay hôm nay!

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ