Certificate Authority là gì? Vai trò và cách đăng ký Certificate Authority

Website nào cũng cần có chứng chỉ SSL đảm bảo uy tín và bảo mật cho hoạt động liên tục. Những SSL được cấp cho người dùng dựa trên sự xác thực của người có quyền quản lý website và cấp bởi nhà cung cấp chứng chỉ số Certificate Authority. Vậy thì Certificate Authority là gì và có vai trò như thế nào? Cách đăng ký Certificate Authority ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây của ZDigi để nắm được rõ hơn nhé!

Certificate Authority là gì?

Certificate Authority (viết tắt là CA) là những tổ chức phát hành các chứng chỉ số để xác thực website và các thực thể khác của các doanh nghiệp, cá nhân. Certificate Authority có cấu trúc được quy định trong các tiêu chuẩn X.509 và EMV. Một chứng chỉ điện tử được Certificate Authority cung cấp sẽ có các khả năng sau:

  • Xác nhận danh tính của thực thể đã đăng ký
  • Mã hóa các thông tin, cung cấp khả năng bảo mật cho thực thể trên môi trường mạng internet
  • Đảm bảo toàn vẹn: kiểm tra các thông tin được đăng ký với chứng chỉ để xác nhận chúng không bị làm giả hoặc bị thay đổi
  • Certificate Authority đặc biệt phổ biến với chứng chỉ SSL được tin tưởng bởi các nhà trình duyệt web như Chrome, Microsoft Edge, Firefox. 
  • Một cách sử dụng phổ biến khác của Certificate Authority đó là các chính phủ các quốc gia phát hành thẻ định danh cá nhân để sử dụng điện tử

Vai trò của CA là gì?

Vai trò của Certificate Authority là cung cấp các chứng chỉ SSL để xác nhận độ tin cậy cho các thực thể muốn xuất bản nội dung trên trang web. Hiện nay có ba cấp độ SSL khác nhau: chứng chỉ xác thực tên miền, chứng chỉ xác thực tổ chức và chứng chỉ xác thực mở rộng

Chứng chỉ SSL có độ tin cậy càng cao thì cơ quan Certificate Authority sẽ càng khắt khe hơn trong việc cung cấp chứng nhận. Cụ thể như sau:

  • Đối với chứng chỉ SSL xác thực tên miền: Certificate Authority xác minh quyền sở hữu Domain và cung cấp chứng chỉ. 
  • Đối với chứng chỉ xác thực tổ chức OV và xác thực mở rộng EV:  Cơ quan cấp SSL sẽ xác minh các tài liệu đăng ký kinh doanh từ nguồn chính phủ và các nguồn khác. Quá trình kiểm tra các tài liệu vô cùng nghiêm ngặt, sẽ mất khoảng 3-5 ngày làm việc.

Bên cạnh SSL, Certificate Authority còn cấp các loại chứng chỉ kỹ thuật số khác như:

  • Chứng chỉ chữ ký Code được sử dụng bởi nhà phát triển phần mềm và lập trình viên. Chứng chỉ này giúp các lập trình viên  ký vào các phần mềm họ phân phối.
  • Chứng chỉ Email giúp người dùng đảm bảo an toàn khi truy cập tập tin đính kèm.
  • Chứng chỉ người dùng hoặc khách hàng còn được gọi là chữ ký số.

Kiểm tra chứng chỉ số là một trong những thủ tục quan trọng của ngành an ninh mạng. Các cơ quan Certificate Authority cần đảm bảo chứng chỉ SSL được cấp phép hợp pháp, không nhầm lẫn, có sai sót nào xảy ra cả.

Điều cần lưu ý khi chọn Certificate Authority

Vậy phải làm sao để chọn được cơ quan cấp chứng chỉ số uy tín, phù hợp với website? Hãy lưu ý một số những yếu tố sau để đưa ra lựa chọn cơ quan Certificate Authority nhé:

Ưu tiên Certificate Authority uy tín

Ưu tiên lựa chọn các SSL được cung cấp bởi các nhà cung cấp chứng chỉ số Certificate Authority có danh tiếng. Mặc dù mức giá thường sẽ không rẻ nhưng đổi lại thương hiệu của họ nổi tiếng và chất lượng SSL được đảm bảo.

Biện pháp bảo mật

Cân nhắc tìm kiếm những nhà cung cấp chứng chỉ SSL có độ bảo mật tốt nhất. Bởi Certificate Authority bảo đảm bảo mật cho rất nhiều website. Với website của các doanh nghiệp kinh doanh thì không chỉ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp mà dữ liệu của khách hàng là vô cùng quan trọng, không thể để dễ dàng rơi vào tay hacker với ý đồ xấu. Trên lý thuyết các đơn vị Certificate Authority đều sẽ trải qua các cuộc kiểm tra khảo sát độ đảm bảo an toàn nhưng thực tế vẫn sẽ có sự chênh lệch trong khả năng bảo mật giữa các bên.

Độ phổ biến

Bạn cũng cần lựa chọn những chứng chỉ SSL có độ phổ biến tốt. Bạn có thể khảo sát chất lượng và độ phủ sóng của SSL qua các cộng đồng, group, xin review của những người đã từng sử dụng. Sử dụng SSL có độ phổ biến giúp bạn dễ tìm kiếm thông tin, chủ động sửa mua mới,.. dễ dàng hơn.

Cách đăng ký chứng chỉ SSL với Certificate Authority

Có rất nhiều các cơ quan Certificate Authority trên thị trường, tuy nhiên với mỗi đơn vị cụ thể sẽ có quy trình khác nhau. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình chung nhất để đăng ký chứng chỉ SSL với Certificate Authority như sau:

Tạo một yêu cầu đăng ký chứng chỉ (CSR – Certificate Signing Request)

Bước đầu tiên là cần tạo yêu cầu đăng ký chứng chỉ. Yêu cầu này chứa các thông tin chi tiết về doanh nghiệp tạo yêu cầu, gửi đến Certificate Authority doanh nghiệp đã chọn để họ chứng nhận công khai. Chứng chỉ sẽ bao gồm tên chủ sở hữu, khóa công khai, tên lĩnh vực.

Đệ trình CSR với Certificate Authority

Sau khi yêu cầu cấp chứng chỉ được tạo, doanh nghiệp phải yêu cầu đó đến cơ quan Certificate Authority để được chứng nhận. Có thể lấy chứng chỉ SSL từ Certificate Authority thương mại hoặc công cộng hoặc từ máy chủ Certificate Authority.

Import chứng chỉ vào website của bạn

Sau khi chứng chỉ Certificate Authority có dữ liệu yêu cầu, họ sẽ xem xét lại một cách tổng thể và ký xác nhận. Sau khi Certificate Authority được ký, họ sẽ gửi lại cho doanh nghiệp thường là tệp gốc. Bạn cần import tất cả các tệp chứng chỉ lên một nơi an toàn trên website để có thể sử dụng.

Các certificate authority uy tín hiện nay

  • SSL.com
  • Comodo
  • Godaddy
  • Namecheap
  • DigiCert
  • RapidSSL

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ