Digital Marketing là gì? Tổng quan về áp dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp

Digital Marketing là gì? Đâu là chiến lược và chiến lược Digital Marketing phù hợp? Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing như thế nào? Cùng ZDIGI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc thêm:

Khó khăn của chủ doanh nghiệp khi lựa chọn Agency để hợp tác

4 yếu tố cần phải có để quản trị fanpage hiệu quả

TikTok Shop – Thị trường tiềm năng mới cho các doanh nghiệp

1. Digital Marketing là gì?

Theo Kotler và Armstrong (2009), Digital Marketing là một dạng marketing trực tiếp kết nối thương hiệu với người tiêu dùng qua công nghệ tương tác như email, website, nền tảng trực tuyến, điện thoại,….

Theo sách Digital Marketing – Strategy, implementation and practice, Digital Marketing được định nghĩa là việc áp dụng công nghệ số và truyền thông số để đạt được mục tiêu marketing. 

Các mục tiêu marketing bao gồm

  • Mục tiêu về lợi nhuận
  • Mục tiêu về thị phần
  • Mục tiêu quảng bá
  • Mục tiêu tăng trưởng

2. Tổng quan về Digital Marketing

Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing thực hiện qua các nền tảng truyền thông số.

Các nền tảng trên máy tính, laptop:

  • Trình duyệt máy tính: Google Chrome, Cốc cốc,…
  • Ứng dụng máy tính: Microsoft Office,…
  • Email: Gmail, Outlook,…
  • Nền tảng trao đổi dữ liệu dựa trên feed và giao diện ứng dụng: Facebook feed, Twitter feed,…
  • Video: Youtube, TikTok,…

Các nền tảng trên điện thoại, máy tính bảng:

  • Trình duyệt điện thoại: Safari, trình duyệt Samsung,…
  • Ứng dụng điện thoại: Evernote, Notion,…

Các nền tảng ở phần cứng

  • Game: PlayStation, Nintendo, Xbox,…
  • Ứng dụng kiosk: các cây ATM, bảng chỉ đường tương tác ở các trung tâm thương mại,…
  • Đồ thông minh mặc được: đồng hồ thông minh của Apple, kính thông minh của Google,…

3. Lợi ích và thách thức của Digital Marketing là gì?

3.1. Lợi ích của Digital Marketing là gì?

Lợi ích của Digital Marketing

Lợi ích Digital Marketing mang tới cho doanh nghiệp về các mặt doanh thu, chi phí, thương hiệu, mối quan hệ khách hàng:

  • Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Dự đoán nhu cầu khách hàng, từ đó kiểm soát, điều chỉnh nguồn lực phù hợp.
  • Thỏa mãn khách hàng thông qua các kênh điện tử.
  • Tăng doanh số bằng cách phân phối rộng hơn.
  • Đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng như thông báo, đối thoại, phản hồi.
  • Kéo thương hiệu gần hơn với khách hàng qua những đối thoại hai chiều.
  • Tiết kiệm chi phí truyền thông, nghiên cứu, phân phối.

 3.2. Thách thức của Digital Marketing là gì?

Một số thách thức marketer cần lưu ý cải thiện để đạt được hiệu quả tối ưu từ Digital Marketing:

  • Không rõ nêu trách nhiệm của các hoạt động marketing online
  • Không nêu rõ mục tiêu marketing
  • Không đủ ngân sách 
  • Lãng phí ngân sách cho các hoạt động thử nghiệm khi chưa đạt đến điểm hòa vốn
  • Không đánh giá cơ hội online, không tạo ra các giá trị khác biệt, coi các kênh online như một kênh marketing bình thường khác
  • Không có kế hoạch cụ thể mà chỉ tiếp cận qua cách thử-sai-sửa
  • Thiếu phối hợp giữa các kênh online và offline

4. Hành trình khách hàng trong Digital Marketing

Hành trình khách hàng trong Digital Marketing

5. Các chiến lược Digital Marketing là gì?

Các chiến lược Digital Marketing
  • Chiến lược tuyên bố giá trị mới (sản phẩm và giá)
  • Chiến lược thu hút khách hàng hoặc inbound marketing
  • Chiến lược chuyển đổi khách hàng và trải nghiệm của khách hàng
  • Chiến lược phát triển khách hàng và tăng trưởng
  • Phương tiện truyền thông xã hội, marketing nội dung hoặc sáng kiến ​​kinh doanh có ích cho xã hội
  • Tăng cường marketing khả năng thông qua cải tiến cơ sở hạ tầng trang web
  • Chiến lược nguồn lực và quản trị
Chiến lược Digital Marketing cho từng doanh nghiệp

6. Các công cụ Digital Marketing là gì?

Các công cụ Digital Marketing

Marketing tìm kiếm

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Tìm kiếm trả phí
  • Trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)

Quan hệ công chúng online

  • Tin tức
  • Tham gia cộng đồng
  • Thay đổi phương tiện truyền thông
  • Bảo vệ thương hiệu

Đối tác online

  • Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)
  • Tài trợ
  • Hợp tác thương hiệu (Co-branding)
  • Xây dựng liên kết (Link-building) 

Truyền thông offline

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Xúc tiến bán
  • Quan hệ công chúng
  • Tài trợ
  • Thư
  • Triển lãm
  • Bao bì
  • Truyền miệng (WOM)

Quảng cáo tương tác

  • Quảng cáo trên website cụ thể
  • Mạng lưới quảng cáo
  • Contra-deals
  • Tài trợ
  • Nhắm vào hành vi

Email

  • Danh sách email của thương hiệu
  • Thuê danh sách email
  • Hợp tác thương hiệu
  • Quảng cáo trong email của bên thứ ba

Marketing mạng xã hội

  • Sự tham gia của khán giả
  • Quản trị sự hiện diện trên mạng xã hội
  • Chiến dịch trực tuyến
  • Phản hồi từ khách hàng

7. Thiết lập ngân sách và lựa chọn các công cụ truyền thông số

Các phương pháp thiết lập ngân sách được đề xuất bởi Kotler và cộng sự (2001):

  • Phương pháp “khả năng chi trả”: ngân sách marketing được tính bằng cách trừ doanh thu dự kiến cho các khoản chi phí. 
  • Phương pháp “phần trăm doanh số”: ngân sách marketing được tính bằng phần trăm doanh thu dự tính.
  • Phương pháp “cạnh tranh ngang bằng”: ngân sách marketing được đặt dựa theo đối thủ cạnh tranh.
  • Phương pháp “mục tiêu và nhiệm vụ”: ngân sách marketing được tính bằng cách tính chi phí cho các nhiệm vụ cần làm để đạt được mục tiêu marketing.

Các kế hoạch chiến dịch digital marketing yêu cầu ba quyết định quan trọng về đầu tư cho quảng cáo trực tuyến hoặc kết hợp truyền thông trực tuyến. Đó là:

  • Mức độ đầu tư vào phương tiện kỹ thuật số.
  • Kết hợp đầu tư vào các kênh truyền thông kỹ thuật số hoặc các công cụ truyền thông điện tử.
  • Mức độ đầu tư vào tài sản kỹ thuật số.

8. Đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing

Chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
  • Lưu lượng tìm kiếm: bao gồm nhấp chuột, số phiên truy cập và số người dùng truy cập
  • Chất lượng: tỷ lệ chuyển đổi, bounce rate
  • Chi phí phương tiện: chi phí mỗi lượt nhấp chuột (CPC) và chi phí cho mỗi 1 nghìn lượt truy cập (CPM)
  • Chi phí thu hút khách hàng hoặc chi phí cho mỗi hành động (CPA): chi phí cho mỗi khách ghé thăm, lead, thỏa thuận kinh doanh
  • Tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư (ROI)
  • Các thang đo giá trị thương hiệu: nhận biết thương hiệu, tỷ lệ ghi nhớ quảng cáo, sự thân thuộc với thương hiệu, sự ưu tiên thương hiệu, ý định mua.

Bên cạnh nắm vững những kiến thức cơ bản, các marketer cần phải nghiên cứu chi tiết hơn về ngành hàng mà mình đang làm để áp dụng Digital Marketing thành công cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ