Hướng dẫn cách phục hồi dữ liệu website khi có sự cố

Phục hồi dữ liệu website thường chỉ thực hiện khi doanh nghiệp đổi hosting, đổi tên miền. Vậy trong những trường hợp website gặp sự cố thì có thể phục hồi dữ liệu được không? Cách để phục hồi là gì? Hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Website gặp sự cố gì thì cần phải phục hồi dữ liệu?

Các sự cố website thường gặp

Tùy từng lỗi mà website gặp mới phải phục hồi dữ liệu. Nếu website của doanh nghiệp gặp phải một trong các lỗi sau thì sẽ bắt buộc phải khôi phục dữ liệu:

  • Bị dính malware: nguyên nhân có thể do website chưa được bảo mật tốt hoặc đang sử dụng các themes/plugin không rõ nguồn gốc nên bị dính mã độc
  • Bị index tiếng Nhật: website có thể đã bị hack, nguyên nhân do trang web chưa được tối ưu bảo mật
  • Bị mất các nội dung: lỗi này có thể do hosting không đảm bảo chất lượng hoặc do các nguyên nhân chủ quan như: nhà quản trị xóa nhầm, chỉnh sửa nhầm một đoạn code,…

Nếu website gặp các lỗi không giống phía trên thì chúng ta sẽ có những cách xử lí, khắc phục riêng cho từng loại. Điều này sẽ được ZDIGI giải đáp ở những bài viết tiếp theo.

Để phục hồi dữ liệu của website cần có những gì?

Để phục hồi dữ liệu website cần những gì?

Để khôi phục dữ liệu của website một cách hoàn chỉnh nhất, chúng ta sẽ cần:

Một: File nén chứa các dữ liệu về Website đã được sao lưu. File nén này chứa các dữ liệu càng gần thời điểm trước khi xảy ra sự cố càng tốt. Đây chính là lý do mà các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác sao lưu dữ liệu hàng ngày của website. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, đọc ngay bài viết “Cách sao lưu dữ liệu hằng ngày tự động cho website của bạn” để nắm được chi tiết.

Hai: File database có dạng .sql tương ứng với dữ liệu trên.

Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng bắt đầu khôi phục dữ liệu website thì chúng ta đã có thể bắt đầu công việc chính của mình!

Hướng dẫn cách phục hồi dữ liệu website chi tiết

Bước 1: Truy cập Cpanel & Upload dữ liệu muốn Backup

Sau khi truy cập vào Cpanel, chọn File Manager, chọn thư mục muốn chứa dữ liệu của trang website. Thông thường đây sẽ là thư mục gốc public_html hoặc bạn có thể tạo thư mục mới và đặt tên theo tên domain để dễ dàng quản lý. Hãy đảm bảo là thư mục để tải dữ liệu lên là một thư mục trống hoàn toàn nhé!

Tiếp theo, chúng ta mở thư mục cần tải dữ liệu Restore lên sau đó chọn Upload 

Chọn Seclect File -> Chọn tệp dữ liệu -> Open -> Chờ thanh loading hoàn thành 100% -> Chọn Go to back…

Sau đó chọn tiếp File -> Extract để giải nén file

Kết quả giải nén sẽ như sau

Tiếp theo, mở file wp-config.php để tạo thông tin database mới

Kéo xuống và tìm các dòng như sau:

/** The name of the database for WordPress */

define( ‘DB_NAME’, ‘ Đặt tên Database mới’ );

/** MySQL database username */

define( ‘DB_USER’, ‘Tạo User của Database mới’ );

/** MySQL database password */

define( ‘DB_PASSWORD’, ‘Tạo mật khẩu của Database mới)’ );

/** MySQL hostname */

define( ‘DB_HOST’, ‘localhost’ );

Ngoài ra hãy kéo xuống dưới và tìm đến dòng có dạng:

$table_prefix = ‘Tên tiền tố_’;

Ở bước này hãy lưu ý “Tên tiền tố” của Database vì rất có thể ở bước sau bạn sẽ quay lại đây để thay đổi.

Chọn Save Changes trước khi thoát khỏi màn hình.

Bước 2: Tạo một Database mới

Trở lại giao diện chính của Cpanel để tiếp tục.

Trước khi tải Database lên phpMyadmin hãy đảm bảo một lần nữa là thư mục bạn tạo để upload Database là thư mục hoàn toàn mới. Điều đó sẽ đảm bảo các dữ liệu không bị hỏng khi bạn nhập chúng vào. Đặc biệt CSDL là nơi rất nhạy cảm.

Bước 3: Upload Database

Khi đã tạo xong cơ sở dữ liệu mới, chúng ta truy cập vào phpMyadmin trên Cpanel.

Chọn vào tên database vừa được tạo, chọn tab Import trên thanh công cụ.

Tiếp theo chọn Choose File -> Chọn File .sql đã backup trước đó trên máy tính.

Nhấn Go để bắt đầu tiến hành nhập cơ sở dữ liệu. 

Cho đến khi màn hình hiển thị thông báo kèm dấu tick màu xanh có nghĩa là bạn đã hoàn tất quá trình và nhập dữ liệu thành công.

Để đảm bảo website của bán sẽ hoạt động, chúng ta cần kiểm tra lại tiền tố CSLD của các table vừa nhập có trùng với tiền tố trong mục wp-config.php ở cuối bước 1 không.

Chúng ta kiểm tra như sau:

  • Chọn vào tên Database và nhìn vào các table xem các giá trị trước dấu gạch dưới (_). Ví dụ trong hình dưới tiền tố sẽ là wplw_
  • Nếu nó khác với tiền tố trong tệp wp-config.php bạn thấy ở bước 1 thì bạn chỉ cần quay lại đó và sửa cho giống là được và đừng quên bấm Save changes.
  • Đăng nhập vào WordPress để kiểm tra lại toàn bộ nội dung, đồng thời thiết lập lại cấu trúc Permalink & chọn Update để cập nhật.

Website gặp sự cố là một điều không nhà quản trị nào mong muốn. Tuy nhiên chúng ta cần học cách đối phó với tất cả các trường hợp để có thể xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất nếu có gặp phải các tình huống xấu.

Để tăng bảo mật website, các nhà quản trị nên hạn chế sử dụng các themes, plugin tràn lan trên mạng mà không rõ nguồn gốc, doanh nghiệp nên thường xuyên tăng cường bảo mật cho trang web.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ chăm sóc website thuê ngoài cung cấp hosting chất lượng, thường xuyên kiểm tra lỗi và update website nhanh chóng để đảm bảo hiệu quả. Liên hệ với ZDIGI để nhận được tư vấn chi tiết về dịch vụ chăm sóc website, tăng cường bảo mật và khắc phục sự cố trang web!

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ