Cơ sở dữ liệu là gì? Có những mô hình cơ sở dữ liệu nào?

Cơ sở dữ liệu là hình thức tổ chức, sắp xếp các dữ liệu theo cấu trúc nhất định nhằm mục đích dễ dàng sử dụng, quản lý chúng. Nếu chỉ lưu trữ file theo cách thông thường trên máy tính sẽ rất khó để sử dụng, quản lý một lượng lớn dữ liệu. Do đó người ta cần thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. 

Bài viết dưới đây của ZDigi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ sở dữ liệu và các mô hình cơ sở dữ liệu hiện hành.

Cơ sở dữ liệu là gì?

Hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm rất nhiều các thông tin, được xây dựng theo cấu trúc nhất định để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc khai thác sử dụng và quản lý thông tin. Nhờ hệ thống lưu trữ này mà các thông tin, dữ liệu được đảm bảo an toàn, nhất quán, không bị trùng lặp hay mất tích,.. Các thông tin được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu còn giúp người dùng có thể sử dụng cho nhiều tác vụ cùng lúc.

Tại sao cơ sở dữ liệu lại quan trọng?

Hệ thống cơ sở dữ liệu là yếu tố quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Bởi hệ thống này không chỉ lưu giữ các dữ liệu nội bộ trong công ty mà bao gồm cả thông tin khách hàng, những hoạt động tương tác với khách hàng, nhà cung cấp. 

Với một số doanh nghiệp đặc biệt, hệ thống này còn ảnh hưởng lớn tới khả năng vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như hệ thống đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch hay hệ thống kiểm kê kho hàng.

Dưới đây là một số những lý do cụ thể giúp chúng ta hiểu được vì sao cơ sở dữ liệu lại quan trọng như thế. 

Điều chỉnh quy mô hiệu quả

Với hệ thống cơ sở dữ liệu, người quản lý có thể mở rộng số lượng dữ liệu, mở rộng quy mô hiệu quả một cách dễ dàng bởi dù là một triệu, một tỷ hay nhiều hơn thế nữa thì các dữ liệu vẫn được sắp xếp, quản lý tự động bởi bộ lọc và cấu trúc của hệ thống. Hệ thống giúp lưu trữ các dữ liệu kỹ thuật số này.

Tính toàn vẹn của dữ liệu

Lưu giữ dữ liệu bằng hệ thống cơ sở dữ liệu giúp dữ liệu được lưu trữ lại toàn vẹn, dễ dàng truy xuất lịch sử. Các hệ thống cũng thường có những quy tắc và điều kiện tích hợp để duy trì tính nhất quán cho dữ liệu.

Bảo mật dữ liệu

Cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu nhưng có thể được phân thành các lớp bảo mật khác nhau và cấp quyền truy cập cho người dùng, người quản lý ở cấp độ khác nhau.  Điều này giúp doanh nghiệp vừa có thể đảm bảo yêu cầu về quyền riêng tư vừa có thể quản lý và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

Phân quyền sử dụng đối với hệ thống cơ sở không chỉ ở phạm vi quy mô dữ liệu mà còn với quyền tương tác với dữ liệu: quyền chỉ đọc, quyền chỉnh sửa,..

Phân tích dữ liệu

Các hệ thống dữ liệu hiện đại có thể tích hợp phần mềm phân tích dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các dự đoán chính xác hơn về xu hướng tương lai và hiểu rõ khách hàng của mình hơn. Áp dụng các hệ thống dữ liệu hiện đại giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.

Các mô hình cơ sở dữ liệu

Dưới đây là một số các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay. 

Mô hình dữ liệu phân cấp (Hierarchical model)

Mô hình dữ liệu phân cấp là là mô hình cơ sở dữ liệu đầu tiên, ra đời vào những năm 60. Trong mô hình này có nhiều các nút, mỗi nút đại diện cho một thực thể nhất định. Mối liên kết giữa các nút cũng được tạo dựng theo mối liên hệ các thực thể.

Một thực thể con có thể có nhiều thực thể gốc và có nhiều đường dẫn truy cập đến một dữ liệu theo cấu trúc được định sẵn.

Khi dùng mô hình này, người dùng có thể biểu diễn đa dạng cách thức theo bản ghi móc nối hay truy vấn nhanh chóng qua đồ thị điều hướng. Tuy nhiên mô hình này cũng có một số hạn chế.

Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational model)

Mô hình dữ liệu quan hệ có tính chặt chẽ cao và khả năng thể hiện dữ liệu một cách rõ ràng bởi mô hình này được tạo lập dựa trên lý thuyết về tập hợp và đại số quan hệ. 

Cấu trúc hệ thống được tổ chức dưới dạng các phép toán thao tác trên dữ liệu. Các phép tính được dùng để xây dựng mô hình bao gồm: hợp, giao, chia, trừ,…

Mô hình dữ liệu quan hệ hiện nay được đánh giá là mô hình có nhiều ưu điểm và được sử dụng khá phổ biến.

Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object Oriented model)

Mô hình dữ liệu hướng đối tượng được cho ra đời muộn hơn các mô hình kể phía trên. Ra đời vào khoảng đầu những năm 90, mô hình này bao gồm các thuộc tính dữ liệu và các phương thức thao tác trên các thuộc tính đều được đóng gói trong các cấu trúc nhất định.

Trong bài viết này ZDigi đã giới thiệu cho các bạn về cơ sở dữ liệu và các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên hữu ích với mọi người. Đừng quên thường xuyên theo dõi Zdigi.vn để cập nhập những thông tin mới nhất nhé!

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ