PaaS là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình điện toán đám mây

Mô hình điện toán đám mây đang ngày càng phổ biến hơn và được các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh những điện toán đám mây đã có tên tuổi từ lâu như Google Drive, Onedrive,… đã quen thuộc với đa số người dùng thông thường thì PaaS là nền tảng công ty được các doanh nghiệp sử dụng quen thuộc. Vậy mô hình điện toán đám mây PasS là như thế nào, có ưu nhược điểm gì? Đọc ngay bài viết dưới đây của ZDigi để cùng tìm hiểu nhé!

PaaS là gì?

PaaS là một nền tảng dịch vụ mô hình điện toán đám mây trong đó có bên thứ ba là nhà cung cấp các công cụ phần mềm và hệ thống điện toán đám mây để người sử dụng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý hệ thống dữ liệu, phát triển hệ thống, lập trình ứng dụng,.. Nhà cung cấp PaaS sẽ lưu trữ phần cứng và phần mềm tại cơ sở hạ tầng của riêng mình. 

Ưu, nhược điểm của PaaS

Ưu điểm của PaaS

Các mô hình điện toán đám mây ngày càng phổ biến bởi chúng có những ưu điểm mà các công ty có thể tận dụng tối đa:

  • Các tài nguyên lập trình đã có sẵn và được tự động hóa hoàn toàn
  • Nền tảng cung cấp hệ thống cơ sở trực tuyến, giảm chi phí thực tế
  • Các nền tảng PaaS cung cấp các công cụ phần mềm cho phép người dùng sử dụng trên nhiều hệ điều hành
  • Cho phép cộng tác: các quy trình tạo lập, quản lý, phân tích hệ thống dữ liệu đều thực hiện online qua nền tảng nên phù hợp cho đội nhóm cùng làm việc một lúc

Nhược điểm của PaaS

Bên cạnh những ưu điểm của mình, PaaS cũng còn những hạn chế mà người dùng có thể gặp phải như sau:

  • Các dữ liệu được quản lý thông qua nhà cung cấp nền tảng PaaS do đó việc tự kiểm soát, quản lý dữ liệu chuyên sâu cho doanh nghiệp là khó thực hiện
  • Vấn đề bảo mật dữ liệu cũng là một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp
  • Nếu thay đổi nhà cung cấp có thể các doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian, chi phí để chuyển đổi, điều chỉnh dữ liệu để tương thích với nền tảng của nhà cung cấp mới
  • Trường hợp nhà cung cấp cập nhật nền tảng, thay đổi ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ cũng có thể gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

Lợi ích của PaaS mang lại

Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu về dịch vụ nền tảng PaaS ngày càng tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Không ít các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều đã và đang chuyển dần các hoạt động của mình lên điện toán đám mây. Một số những lợi ích khi sử dụng PaaS mà các doanh nghiệp có được như sau:

Tối ưu chi phí

Sử dụng PaaS, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí nhờ việc không cần đầu tư hệ thống máy chủ, các phần mềm, phần cứng, các chi phí khác liên quan đến xây dựng, phát triển và bảo trì nền tảng, ứng dụng bởi họ đã có bên thứ ba là nhà cung cấp cung cấp toàn bộ. Doanh nghiệp chỉ mất duy nhất chi phí thuê tài nguyên mà họ sử dụng mà thôi.

Khả năng mở rộng

PaaS là môi trường có khả năng mở rộng linh hoạt. Nếu là nền tảng làm việc tự chủ thì các doanh nghiệp sẽ mất một thời gian lâu và chi phí tốn kém để phát triển mở rộng quy mô lưu trữ. Nhiều công ty nghĩ tới các trường hợp số liệu tăng đột biến có thể mua thêm dung lượng máy tính hoặc dung lượng của nền tảng khác tuy nhiên những dung lượng này thường cần một thời gian để được kích hoạt hoạt động và sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng. 

Trong khi sử dụng PaaS doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh tăng, giảm lượng tài nguyên mình sử dụng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lượng tài nguyên, không gây lãng phí cũng không lo lắng bị thiếu bởi nền tảng PaaS với hệ thống lớn sẽ không bao giờ thiếu tài nguyên dành cho bạn.

Giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào giá trị cốt lõi

Khi các nền tảng cơ sở dữ liệu được chăm sóc và bảo trì thường xuyên, các doanh nghiệp không còn quá mất thời gian và công sức vào quá trình này nữa. Họ có thể dồn nguồn lực của mình tập trung nhiều hơn và phát triển những điểm mạnh cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn; chăm sóc khách hàng sát sao hơn,.. để thu về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường nhanh

PaaS đem đến một lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp đó chính là tốc độ phát triển và tung sản phẩm ra thị trường nhanh chóng. Mô hình điện toán đám mây cho phép các nhà phát triển truy cập và sử dụng các bộ công cụ hiện đại, được cải tiến tự động hóa giúp quá trình phát triển các ứng dụng được rút gọn, nhanh hơn nhiều lần so với quy trình truyền thống. Các doanh nghiệp cũng không mất thời gian trong việc chuẩn bị phần mềm, phần cứng đầy đủ bởi toàn bộ đã được chuẩn bị sẵn sàng mọi lúc mọi nơi bởi nhà cung cấp.

Khả năng tiếp cận linh hoạt

PaaS cung cấp nền tảng phát triển phần mềm trực tuyến, điều này hỗ trợ rất tốt cho các nhóm cộng tác có thể làm việc ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào chỉ cần có kết nối với internet.

Bên cạnh đó, phần mềm phát triển qua nền tảng PaaS có thể được ứng dụng thích hợp trên nhiều hệ điều hành và các thiết bị thông minh khác nhau, từ máy tính, máy tính bảng, điện thoại,… 

Có thể nói sử dụng PaaS trong các doanh nghiệp sẽ rất nhanh trở thành xu thế tất yếu. Doanh nghiệp của bạn đã chuyển đổi sang sử dụng điện toán đám mây chưa? Nếu chưa hãy bắt đầu ngay từ lúc này để theo kịp bước chuyển mình!

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ