Schema là gì? Cách tăng sức mạnh website bằng Schema

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp SEO onpage hiệu quả hơn chính là sử dụng Schema. Đây là một dạng dữ liệu cấu trúc giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết các nội dung trên website hơn. Vậy cụ thể Schema hỗ trợ SEO web như thế nào và nên áp dụng loại Schema nào cho website của bạn? Đọc ngay bài viết dưới đây của ZDigi để biết được câu trả lời nhé!

Schema là gì?

Schema là một dạng dữ liệu cấu trúc gồm những đoạn code HTML được tích hợp và website. Những đoạn code nhỏ này giúp cung cấp các gợi ý để các công cụ tìm kiếm dễ đọc, phân loại các nội dung hiển thị của website và từ đó gợi ý tìm kiếm dựa trên truy vấn của người dùng tốt hơn.

Schema là một trong những yếu tố hỗ trợ SEO onpage quan trọng nhất, luôn cần được tối ưu để đảm bảo chất lượng cho trang web cũng như mang tới trải nghiệm thân thiện với người dùng, phát huy năng lực của doanh nghiệp.

Schema ra đời nhờ sự kết hợp của bốn công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới: Google, Bing, Yandax và Yahoo do đó người ta đánh giá rằng những website được sử dụng Schema giúp tăng tỷ lệ click lên tới 30%.

Nguyên tắc chung của Schema

Để có thể sử dụng linh hoạt cấu trúc dữ liệu Schema, chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc chung. Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp các bạn có đầy đủ thông tin để điều chỉnh cho website có thể hiển thị kết quả theo nhiều định dạng khác nhau trên các kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm.

Nguyên tắc về kỹ thuật

Để kiểm tra website của mình đã đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về kỹ thuật hay chưa, các bạn cần sử dụng công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng và kiểm tra URL (Google Search Console).

Định dạng: Có 3 định dạng được Google hỗ trợ là JSON-LD, Vi dữ liệu và RDFa. Vì vậy bạn cần sử dụng 1 trong 3 định dạng trên để đánh dấu cho trang web của mình.

Quyền truy cập: Googlebot cần có quyền truy cập vào các trang dữ liệu cấu trúc của bạn, vì vậy bạn không nên sử dụng tệp robots.txt, thẻ noindex để chặn nó.

Nguyên tắc về chất lượng

Nguyên tắc kỹ thuật có thể dễ dàng phát hiện tất cả các lỗi nhờ có các công cụ tự động nhưng để kiểm tra nguyên tắc chất lượng thì không dễ như thế. Một dấu hiệu để nhận biết bạn vi phạm nguyên tắc về chất lượng đó là dữ liệu có cấu trúc không xuất hiện dưới định dạng nào trong các kết quả tìm kiếm.

Để đảm bảo nguyên tắc chất lượng cho website, bạn cần lưu ý một số những điều sau:

  • Tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng của Google.
  • Cập nhật thông tin thường xuyên. 
  • Cung cấp nội dung chính thống, không sao chép từ các nguồn khác
  • Với nội dung không hiển thị cho người đọc thì bạn đừng đánh dấu nó. Ví dụ: Nếu định dạng JSON-LD mô tả nghệ sĩ thì bắt buộc trong HTML cũng cần phải có nội dung mô tả người nghệ sĩ đó.
  • Không lợi dụng dữ liệu có cấu trúc nhằm đánh lừa hoặc gây hiểu lầm cho người dùng. Ví dụ như mạo danh các cá nhân hay tổ chức mà bạn không hề sở hữu nó, nhằm mục đích tư lợi cá nhân
  • Không lan truyền các nội dung truyền bá nạn ấu dâm, tình dục với động vật, các chủ đề bạo lực hay các hoạt động nguy hiểm có chủ đích gây hại đến người khác.

Sự liên quan

Dữ liệu cấu trúc cần được xây dựng mô tả đúng nội dung của website. Nếu trang web về thời trang nhưng nội dung lại về thiết kế nội thất thì cấu trúc dữ liệu bị sử dụng sai, chúng không có sự liên quan tới nhau nên rất khó để website hoạt động tốt, được điểm chất lượng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Sự hoàn chỉnh

Chỉ định tất cả các thuộc tính trả về kết quả nhiều định dạng khác nhau. Nếu thiếu 1 trong những thuộc tính bắt buộc thì trang web của bạn không đủ điều kiện để trả về kết quả với nhiều định dạng. Số lượng thuộc tính đề xuất thành công càng nhiều thì chất lượng kết quả tìm kiếm càng cao.

Về vị trí

Ta nên đặt dữ liệu có cấu trúc ngay tại dữ liệu trên trang có mô tả. Ngoài trang chính của website, bạn cũng nên đặt cùng một dữ liệu cấu trúc cho các trang trên cùng 1 nội dung nhất định.

Tính cụ thể

Các thuộc tính được sử dụng càng cụ thể càng tốt. Nó được xác định bằng schema.org cho chính mã đánh dấu của bạn. 

Với các thuộc tính chỉ định đối tượng là hình ảnh, bạn cần chắc chắn rằng hình ảnh đó có liên quan và bổ trợ tốt cho phần nội dung đã trình bày.

Tất cả các URL của hình ảnh phải cho phép Google thu thập dữ liệu để lập chỉ mục. Nếu như các công cụ tìm kiếm không có dữ liệu để hiển thị các URL đó thì không thể đưa website lên bảng kết quả tìm kiếm cho người dùng được.

Nhiều mục hiển thị trên một trang

Bạn nên đánh dấu dữ liệu cho những mục có nội dung quan trọng trên trang web. Ví dụ như khi người dùng tìm kiếm công thức nấu ăn thì kết quả công cụ tìm kiếm có thể xuất hiện nhiều liên kết khác nhau: công thức, video hướng dẫn,… nhưng vẫn dẫn về cùng trang web đó. Việc bạn đánh dấu nhiều dữ liệu cùng hiển thị trên một trang giúp Google hiểu được nhiều mục hơn.

Lợi ích của Schema trong SEO Website

Gắn Schema vào trang web giúp Google dễ dàng phân loại dữ liệu và trả lời kết quả tìm kiếm của người dùng nhanh, chính xác hơn.

Đối với người dùng

Các thông tin được gắn Schema được Google cung cấp hiển thị đầy đủ, thu hút người xem và các website này thường có lượt truy cập hơn đáng kể.

Đối với công cụ tìm kiếm

  • Giúp cho Google hiểu được website của bạn có nội dung chính là gì
  • Giúp cho công cụ tìm kiếm của Google thu thập và giải thích nội dung cho người dùng hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ bộ máy tìm kiếm của Google dễ dàng trong quá trình phân loại và index nội dung.

Đối với website

  • Giúp trang web dễ được đề xuất trong các kết quả tìm kiếm hơn
  • Tăng tỷ lệ click, lượng traffic cho website
  • Tối ưu và kiểm soát cách hiển thị thông tin
  • Làm nổi bật những thông tin quan trọng ngay ở đầu website

9 loại Schema được Google tín nhiệm nhất hiện nay

Nhờ có Schema mà Google dễ dàng hơn nhiều trong quy trình tìm kiếm và trình bày các nội dung quan trọng về sản phẩm, sự kiện,.. Dưới đây là 10 loại Schema được Google đánh giá cao nhất hiện nay:

Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật là những đoạn văn bản xuất hiện ngay trên đầu kết quả tìm kiếm của Google, đứng trước các đường liên kết đến trang. Nó còn được người làm Seo gọi là “vị trí số 0”. Các loại thông tin có thể được đánh dấu bằng Schema markup bao gồm địa chỉ, thông tin sản phẩm, đánh giá, giá cả, ngày tháng, sự kiện, tổ chức và nhiều hơn nữa. Khi sử dụng Schema markup, các trang web có thể cải thiện vị trí tìm kiếm của mình và cung cấp thông tin dễ đọc và dễ hiểu hơn cho người dùng.

Breadcrumbs Schema Markup

Theo như định nghĩa Breadcrumbs của Google thì nó là tập hợp bao gồm các liên kết phân cấp. Breadcrumbs Schema Markup bao gồm các thông tin như tên trang web, tên trang cha (nếu có), và tên trang con (nếu có). Các thông tin này được xác định bằng cách sử dụng các thẻ HTML như “ul” và “li” để định dạng và hiển thị breadcrumbs trên trang web. Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng các đánh dấu này để hiển thị breadcrumbs trong kết quả tìm kiếm, giúp người dùng dễ dàng định vị và điều hướng giữa các trang web liên quan đến nhau.

Sitelinks

Sitelinks Schema là một loại đánh dấu Schema được sử dụng để xác định các liên kết trực tiếp đến các trang con quan trọng của một trang web trong kết quả tìm kiếm. Sitelinks là các liên kết con bổ sung xuất hiện dưới URL chính trong kết quả tìm kiếm, cung cấp cho người dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng để truy cập vào các trang con quan trọng của trang web.

Hộp tìm kiếm đường liên kết trang web

Schema Hộp tìm kiếm đường liên kết trang web (Site Search Box) là một loại đánh dấu Schema được sử dụng để xác định hộp tìm kiếm trên một trang web và các thông tin liên quan đến việc tìm kiếm trên trang web đó. Schema Site Search Box cho phép các công cụ tìm kiếm như Google hiểu và cung cấp kết quả tìm kiếm nội bộ cho người dùng.

Khi sử dụng Schema Site Search Box, các trang web có thể đánh dấu hộp tìm kiếm trên trang web của mình và cung cấp thông tin như URL của trang kết quả tìm kiếm, tên trang kết quả tìm kiếm, và các tham số tìm kiếm để giúp các công cụ tìm kiếm hiển thị các kết quả tìm kiếm phù hợp với trang web của bạn.

Schema Article

Đây là loại schema được sử dụng nhiều vào các trang tin tức, blog hay tin thể thao nhằm tăng cường mức hiển thị của bạn ngay trong kết quả tìm kiếm của Google. Một số thuộc tính thông thường được sử dụng trong Schema Article bao gồm:

  • headline (tiêu đề): Tiêu đề của bài viết
  • image (hình ảnh): Hình ảnh minh họa của bài viết
  • author (tác giả): Tên của tác giả bài viết
  • datePublished (ngày đăng): Ngày đăng bài viết
  • dateModified (ngày chỉnh sửa): Ngày chỉnh sửa bài viết
  • description (mô tả): Mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết
  • publisher (nhà xuất bản): Tên của nhà xuất bản của bài viết

Review Schema

Review Schema là một loại đánh dấu Schema được sử dụng để xác định đánh giá của người dùng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Khi sử dụng Review Schema, các trang web có thể cung cấp thông tin về đánh giá, đánh giá trung bình, số lượng đánh giá và nhiều thông tin khác liên quan đến đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Việc sử dụng Review Schema có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, cung cấp cho người dùng thông tin chính xác và hữu ích để đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Loại hình này cực kỳ phù hợp với các trang web thương mại điện tử.

Local Business Schema

Local Business Schema là một loại đánh dấu Schema được sử dụng để xác định thông tin về một doanh nghiệp địa phương, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, giá cả và nhiều thông tin khác.

Việc sử dụng Local Business Schema có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng khi tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp địa phương trên kết quả tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm như Google cũng sử dụng các thông tin được đánh dấu bằng Local Business Schema để hiển thị thông tin doanh nghiệp địa phương trực tiếp trên kết quả tìm kiếm.

Recipe Schema

Recipe Schema là đưa công thức nấu ăn của bạn lên Google nhằm giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm thấy nội dung cần tìm. Recipe Schema là một loại đánh dấu dữ liệu được sử dụng để mô tả thông tin về công thức nấu ăn, bao gồm các thành phần, hướng dẫn nấu và chế biến, thời gian nấu và nhiều thông tin khác.

Việc sử dụng Recipe Schema có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng khi tìm kiếm công thức nấu ăn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị thông tin chi tiết về công thức nấu ăn trực tiếp trên kết quả tìm kiếm, bao gồm hình ảnh, đánh giá và thời gian nấu.

Product Schema

Product Schema là một định dạng đánh dấu dữ liệu được sử dụng để mô tả thông tin chi tiết về sản phẩm trên trang web của một doanh nghiệp. Sử dụng Product Schema có thể giúp tăng khả năng hiển thị sản phẩm của doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm và trang web của các công cụ tìm kiếm.

Hiện tại có 2 loại trang sau đây mà bạn sẽ cần sử dụng mã đánh dấu product:

  • Trang sản phẩm mô tả cho một sản phẩm duy nhất
  • Trang mua sắm tổng hợp liệt kê cho một sản phẩm duy nhất đi kèm những thông tin của các người bán cung cấp sản phẩm đó

Những lưu ý cần nắm khi triển khai Schema

  • Lựa chọn và tạo loại Schema cần thiết, phù hợp cho trang web
  • Đảm bảo tính chính xác cho các nội dung thông tin được đính schema
  • Tạo Schema cho header
  • Với Schema review cần tránh tạo ồ ạt để không bị Google nghi ngờ
  • Đảm bảo Shema có các hình ảnh liên quan đến nội dung đi kèm

Trên đây là thông thi chi tiết về Schema, hy vọng với những chia sẻ của ZDigi có thể giúp các bạn mang lại ranking tốt hơn cho website trong tương lai!

Bài viết liên quan

DỊCH VỤ MARKETING
TỐI ƯU NHÂT!

Để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất

Liên hệ